Marketing Online

CPL và vai trò của CPL với doanh nghiệp. Làm thế nào để chạy quảng cáo CPL?

Cost Per Lead là gì?

Cost Per Lead hay CPL: là phương thức quảng cáo/ Marketing tính chi phí quảng cáo theo số lead thu về. Lead được hiểu đơn giản là sự quan tâm, phản hồi của khách hàng đối với quảng cáo, sản phẩm và điền thông tin cá nhân vào mẫu thông tin đính kèm ở quảng cáo đó. Leads được thu từ nhiều nguồn khác nhau tương ứng với các kênh quảng cáo như Facebook, Zalo, Google, các hội thảo, sự kiện,…

Thuật ngữ CPL

Để tính toán CPL, hãy dựa vào chi phí trung bình hàng tháng của chiến dịch quảng cáo được lựa chọn và so sánh nó với tổng số Leads sinh ra từ kênh cụ thể đó trong cùng 1 thời gian.

Ví dụ: Nếu sử dụng 300$ cho 1 chiến dịch quảng cáo  Pay per click (PPC) trong thời gian 1 tháng và đạt được tổng cộng 10 chuyển đổi (khách hàng cung cấp thông tin cụ thể) trong cùng thời gian đó, CPL được tính bằng 300/10 = 30$.

CPL có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Có thể nhận thấy leads mới chỉ là khách hàng tiềm năng tuy nhiên việc biến leads trở thành khách hàng trung thành là điều có thể. Do đó việc sử dụng CPL có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng leads, chất lượng Marketing hay việc chuyển đổi thành sales,…

Nhìn chung Leads là yếu tố quan trọng trong mỗi chiến lược Marketing và CPL cũng góp phần phát triển cho chiến lược ấy. Các doanh nghiệp cần sử dụng leads và dữ liệu khách hàng triệt để tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

Tầm quan trọng của CPL

 

Dữ liệu khách hàng

Những lĩnh vực nào nên ứng dụng quảng cáo CPL?

Việc thu thập thông tin mới đưa ra những khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhưng không phải ai cũng sẵn sàng chi tiền mua. Vì vậy CPL thích hợp cho những ngành nghề, sản phẩm kinh doanh có giá trị cao bởi vì trước khi đưa ra quyết định mua những sản phẩm giá trị, khách hàng phải cân nhắc kĩ, muốn được tư vấn và chăm sóc từ phía doanh nghiệp.

Một vài lĩnh vực nên sử dụng phương pháp CPL chẳng hạn như:

  • Bất động sản: Khách hàng có nhu cầu mua, thuê bất động sản nhưng họ còn băn khoăn về vốn vay, cần tư vấn về các chính sách cho vay, lãi suất,…
  • Du học: Để có thể du học mất nhiều thời gian chuẩn bị về chi phí cũng như các vấn đề pháp lý. Vì vậy những người có nhu cầu du học thường tìm đến các trung tâm tư vấn để tìm hiểu và định ra hướng đi phù hợp.
  • Bảo hiểm: Với từng khách hàng sẽ có những gói bảo hiểm khác nhau, vì vậy khách hàng cần được tư vấn về các gói bảo hiểm phù hợp cho mình và gia đình.

Ngoài những lĩnh vực này thì còn rất nhiều lĩnh vực có thể sử dụng phương pháp CPL như ô tô, định cư, dịch vụ y tế giáo dục,….

Ứng dụng CPL

Cách chạy quảng cáo CPL

Để chạy CPL thì trước hết cần có nơi để khách hàng điền thông tin của mình vào form. Đó thường là Landing Page được thiết kế sao cho có khả năng chuyển đổi cao.

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế Landing Page

Sau khi có Landing Page, cần lựa chọn môi trường quảng cáo như Facebook, Google, Zalo,… rồi đổ traffic vào Landing Page và tạo ra leads. Traffic càng có chất lượng tốt thì leads càng có giá trị cao và ngược lại.

Có thể nói quảng cáo CPL đang khá phổ biến hiện nay, nhờ vào việc thu lại các Leads mà doanh nghiệp có lượng dữ liệu khách hàng quan trọng, phục vụ cho việc triển khai các hoạt động Marketing về sau.

 

 

Bình luận